THỦ THUẬT CHỈNH PHUỘC NHÚN GIÚP XE ĐẠP ĐỊA HÌNH GIẢM XÓC “BIKER” NÀO CŨNG CẦN BIẾT

Ngày đăng: 16/07/2023 09:22 PM

    THỦ THUẬT CHỈNH PHUỘC NHÚN GIÚP XE ĐẠP ĐỊA HÌNH GIẢM XÓC “BIKER” NÀO CŨNG CẦN BIẾT

    Thiết bị giảm xóc là thành phần hấp thụ lực giúp giảm những di chấn và tác động khi di chuyển trên nhiều địa hình, đặc biệt là những địa hình xấu, gồ ghề. Làm thế nào để thiết lập giảm xóc đúng chức năng giúp đem lại cho người sử dụng cảm giác thoải mái hơn khi đạp.

    Phuộc xe đạp là gì?

    Phuộc là một chi tiết rất quan trọng trên xe đạp, nó giúp hấp thụ và giảm các xung động từ địa hình gồ ghề lên xe (nó là một chiếc giảm xóc của xe vậy ) giúp duy trì sự ổn định của xe, phuộc thường được dùng cho các dòng xe đạp thể thao địa hình. Phuộc có phuộc bánh trước và bánh sau, tùy từng nhà sản xuất và mục đích sử dụng xe vào loại địa hình nào cho phù hợp.

    Có những loại phuộc nào?

    Hiện nay đa số các dòng xe đạp thể thao đều sử dụng 1 trong 2 loại phuộc chính là : Phuộc lò xò hoặc phuộc hơi, trong 2 dòng này còn chia làm nhiều loại nhỏ. Phuộc lò xe khiến xe nặng nhưng bền hơn phuộc hơi, Ưu điểm của phuộc hơi là trọng lượng nhẹ, êm ái. Tùy vào mục đích sử dụng riêng mà lựa chọn loại phuộc xe đạp phù hợp với xe của mình. Nếu bạn muốn loại có độ ổn định cao, ít phải điều chỉnh thường xuyên thì nên chọn phuộc lò xo, ngược lại nếu muốn giảm thiểu tối đa xung động, êm ái hơn hãy chọn phuộc hơi. Các loại phuộc cao cấp thường là phuộc hơi.

    Cấu tạo giảm xóc

    Có một số từ ngữ tiếng Anh và cả tiếng Việt dùng trên chi tiết của giảm xóc, nhưng để dễ thống nhất, mình nghĩ các bạn nên dùng từ tiếng Anh để quen dần và dễ tra cứu nên cần tìm thông tin trên internet.

    Tên gọi các thành phần của giảm xóc trước
    Steerer tube: Ống cổ phuộc
    Compression Adjustment: Núm vặt tuỳ chỉnh độ nén hoặc khoá phuộc
    Air valve: Đầu valve bơm hơi (chỉ có trên giảm xóc hơi)
    Crown: vai phuộc, trên xe downhill thường sử dụng double crown (giảm xóc 2 vai)
    Stanchions: Ti phuộc
    Arch: Cầu nối
    Lowers: Ống chân phuộc, hay còn gọi là lower legs.
    Through Axle: Trục cốt bánh
    Rebound Adjustments: Tuỳ chỉnh rebound, độ nén nhả nhanh hoặc chậm của giảm xóc.
    Drop outs: Lỗ bắt trục

     

    Giảm xóc hơi và lò xo?

    Có 2 loại giảm xóc hơi (air) và lò xo (coil), một tên gọi khác của giảm xóc lò xo đó là phuộc dầu, nhưng theo mình tên gọi này không đúng lắm, vì cơ bản giảm xóc nào cũng dùng dầu bên trong để bôi trơn và hỗ trợ chức năng rebound cũng như damping cả. Cơ chế của 2 dòng giảm xóc này khá đơn giản mình sẽ tóm tắt theo bảng dưới đây:

    GIẢM XÓC LÒ XO (COIL) GIẢM XÓC HƠI (AIR)
    Dùng cơ chế thuần lò xo bên trong để phản hồi lực nhún. Dùng cơ chế nén hơi, kết hợp với lò xo để phản hồi lực.
    Bạn có thể tưởng tượng cơ chế của nó giống như 1 trái bong bóng vậy, khi bạn nén bong bóp lại, nó sẽ có xu hướng đẩy lực nén bung ra.
    Có trọng lượng nặng hơn vì sử dụng lò xo kim loại. Có trọng lượng nhẹ hơn vì dùng hơi nén.
    Giá thành sản xuất rẻ hơn so với hơi vì chi tiết đơn giản hơn Giá thành cao hơn so với lò xo cùng loại
    Bảo trì đơn giản Bảo trì phức tạp hơn lò xo, phải trang bị bơm giảm xóc để bơm và xả hơi khi bảo trì
    Ít tuỳ chỉnh Hỗ trợ nhiều tuỳ chỉnh hơn, trong đó có chỉ số Sag để tinh chỉnh độ cứng của phuộc tuỳ theo trọng lượng người lái bằng cách bơm hơi nhiều hay ít.
    Không có lỗ bơm hơi. Có lỗ bơm hơi trên giảm xóc.

    Những khác biệt cơ bản của Giảm xóc lò xo (coil) vs giảm xóc hơi (air)

     

    Những thông số chính cần lưu ý đối với phuộc hơi:

    3 yếu tố chính cần được chú ý trong lựa chọn cũng như cân chỉnh phuộc hơi đó chính là Sag, Rebound Damping, Compression Damping.

    Khi cân chỉnh chỉ số Sag trên phuộc, rider cần được trang bị sẵn một cây bơm để điều chỉnh cho phù hợp. Lưu ý tư thế để kiểm tra độ nhún của phuộc, cần đứng thẳng và đổ người hoàn toàn về phía trước. Với tư thế này người lái sẽ dễ dàng căn chỉnh độ nhún của phuộc nhất.

    – Rebound nặng: sẽ được sử dụng khi di chuyển trên những cung đường thường xuyên gặp phải địa hình hiểm trở, thay đổi độ dốc liên tục, di chuyển với tốc độ cao và thường xuyên va chạm mạnh với chướng ngại vật lớn để lực phản hồi lại với người lái không quá nhanh, tránh trường hợp xe và người lái không kiểm soát được tốc độ và xảy ra những vấn đề không mong muốn.

    – Rebound nhẹ: thích hợp khi di chuyển trên những địa hình ít gồ ghề, có những chướng ngại vật nhỏ, tốc độ thấp và mang lại cảm giác êm hơn.

    Khi rider mới bắt đầu chưa rõ phong cách đạp xe của mình hoặc chưa chọn được mức chỉ số phù hợp với từng địa hình cũng như chưa trải nghiệm ở nhiều cung đường khác nhau. Cách tinh chỉnh phù hợp và tương đối nhất là thiết lập các chỉ số ở mức trung bình. Khi có thay đổi địa hình hiểm trở hơn, lần lượt điều chỉnh theo từng mức độ của Compression và Rebound để tìm ra được những chỉ số khi sử dụng phuộc nhún thích hợp nhất cho riêng mình.

     

    Trên đây là những thông tin cơ bản dành cho những tín đồ yêu thích xe đạp mới bước chân vào con đường đam mê của mình. Bài viết của Giant hy vọng đã đem lại những kiến thức cơ bản giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu, lựa chọn và điều chỉnh cho mình những thông số riêng để cùng “chiến mã” của mình chinh phục mọi địa hình. 

    Nguồn: https://giant.vn/thu-thuat-chinh-phuoc-nhun-giup-xe-dap-dia-hinh-giam-xoc-biker-nao-cung-can-biet/

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline